-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
BAO GIỜ GIÀN GIÁO HẾT SẬP ?
Đăng ngày 09/02/2018
bởi Mr Diên
Sáng 17/1, một công trình xây dựng ở Hà Nội đang đổ bê tông tầng 1 thì giàn giáo bị sập, ba công nhân tử nạn và ba người khác bị thương. Sự việc đau lòng này đang khiến dư luận bức xúc.
Trước đó, nhóm công nhân đang thi công đổ bê tông sàn trần tầng 1 công trình xây dựng ở đường Tố Hữu (Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội) thì bất ngờ giàn giáo đổ sập, đè lên nhiều người. Ba người tử nạn đều là nam công nhân từ 20-30 tuổi. Tại hiện trường, nhiều cột bê tông, trụ sắt gãy gập; vật liệu xây dựng, gạch đá, sắt thép nằm ngổn ngang dưới nền.
Sự việc xuất hiện trên nhiều trang mạng internet, nhiều bình luận xót xa, thương tiếc, chia buồn và oán trách nhà thầu cũng theo đó tăng lên. “Gần Tết rồi nghe những tin này, thương công nhân quá. Xin chia buồn cũng gia đình nạn nhân. Mong các nhà thầu hãy thi công bằng trách nhiệm và lương tâm để những sự việc đau lòng như thế này không còn xẩy ra nữa. Về lao động, thiết nghĩ chủ thầu phải là người chịu mọi hậu quả, tôi chờ đợi để biết được thông tin này. Cần xử lý đủ tính răn đe để làm gương, tăng trách nhiệm cho cho các nhà thầu khác. Có như vậy tính mạng người công nhân mới được đảm bảo”, nickname Lê Trực bình luận.
Người có chuyên môn thì băn khoăn rằng, sàn 5m, giàn giáo Nhật, có chống biên, giằng lõi không mà sập? Sập giàn giáo khi đổ bê tông phần đa là tính toán sai khả năng chịu lực của cây chống. Các cây chống không được liên kết với nhau, chống thưa và bị di chuyển vị trí khi nước từ bê tông chảy xuống nền làm nền mềm ra. Họ cho rằng khi đổ bê tông phải cắt cử người có kinh nghiệm thường xuyên kiểm tra hệ thống cây chống bên dưới, thấy có bất thường phải dừng ngay để xử lý.
Cũng có người cho hay, khi tính toán chống đỡ thì đủ chịu lực rồi nhưng khi đổ bê tông bằng bơm tự hành (xả bê tông rất nhanh) nếu giám sát và công nhân không để ý di chuyển vòi bơm để dàn đều bê tông sẽ làm tăng tải cục bộ. Ví dụ, sàn dày 20cm mà vị trí đổ bê tông lên đến 30-40cm chưa kịp dàn, chất thành đống tại vị trí đổ. Việc lệch tải sẽ phát sinh lực ngang làm mất ổn định của giáo chống dẫn đến đổ sập.
Tuy nhiên, một điều mà hầu như ai cũng nhận ra là đa phần những vụ thế này đều xuất phát từ lỗi con người. Học và làm như nhau cả nhưng quá tiết kiệm, chủ quan, thiếu trách nhiệm, làm theo cảm tính, không tính toán, thiếu chuyên nghiệp, coi nhẹ sự an toàn tính mạng, tài sản con người nên đã gây ra họa.
Thực tế, đã có quá nhiều bài học đau lòng tương tự khi trước đó chưa lâu, vào tháng 12/2017cũng đã xẩy ra vụ sập sàn bê tông công trình thủy điện khiến 2 người chết tại Lai Châu; trước đó tháng 10 là vụ sập giàn giáo ở Phú Quốc khiến 5 người thương vong… Những sự việc đau lòng dẫu có cùng căn nguyên hay không vẫnsẽ còn tiếp diễn nếu các cơ quan chức năng vẫn lại xử lý cho có. Câu hỏi đằng sau mỗi vụ việc vẫn luôn nhức nhối: Bao giờ giàn giáo hết sập ?
←
Lỗi liquid: Không thể biến đổi String thành input có kiểu String